Sau vụ ám sát tướng Iran Qassem Soleimani đình đám hồi tháng 1, người ta đã nói nhiều đến chính sách táo bạo của Mỹ ở Trung Đông nói chung và Iran nói riêng, nhưng lập trường của Nga lại ít được thảo luận.
Iran ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Nga.
Ở thời điểm đó, những đánh giá liên quan đến Moscow chỉ tập trung vào các phản ứng tức thời đối với cuộc khủng hoảng Soleimani hơn là phân tích chính sách của Nga với Iran trong dài hạn, đặt ở bối cảnh chiến trường Syria và Trung Đông.
Điều quan trọng nhất trước khi phân tích điều này là phải hiểu vai trò của Iran trong tính toán chiến lược của Nga. Nhiều nhà phân tích đồng tình rằng, Iran rất quan trọng đối với Moscow, vì hướng đi riêng biệt của Tehran đã biến nước này trở thành thế lực khó đoán nhất ở Trung Đông.
Iran không thể là kẻ thù của Nga
Ngay từ những năm 1990, giới tinh hoa ở Nga đã cho rằng Iran nên là một trụ cột ảnh hưởng của Moscow ở Trung Đông. Theo đó, Moscow nếu muốn hạn chế quyền lực của phương Tây ở Trung Đông thì họ cần phải có Tehran.
Còn trong quan điểm của nước Nga hiện tại, nếu không thể là đối tác thì ít nhất cũng phải giữ cho Tehran trung lập. Một Iran thù địch đồng nghĩa với việc Nga giảm khả năng cơ động ở Trung Đông.
Về cơ bản, hai quốc gia có nhận thức chung về sự phát triển địa chính trị trong khu vực. Cả hai đều không hài lòng với bất kỳ sự xâm lấn quân sự nào của phương Tây ở Nam Caucasus, Trung Á hoặc Trung Đông.
Cả Nga và Iran đều coi sự can thiệp của phương Tây vào các vùng ảnh hưởng tương ứng của họ là làm suy yếu quyền lực và giá trị lịch sử.
Nhưng khi xét đến tương quan giữa cả hai, đối với Nga, Iran đóng vai trò địa chính trị lớn hơn. Khi quan hệ của Moscow với phương Tây nói chung và Mỹ đặc biệt trở nên tồi tệ trong nhiều năm qua, mô hình đa cực trong các vấn đề toàn cầu đã trở nên phổ biến ở Nga.
Tư duy này không phải là mới. Xuất phát từ những năm 1990, khi Nga suy yếu về kinh tế và quân sự, con đường duy nhất để cải thiện vị thế của mình là hạ bệ trật tự do Mỹ lãnh đạo bằng cách phát triển hợp tác sâu sắc hơn với Trung Quốc và các quốc gia Á-Âu khác. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và tổ chức BRICS là minh chứng cho lối tư duy đa cực này.
Nhưng không giống như Trung Quốc và Ấn Độ, Iran là quốc gia duy nhất có thể thách thức Mỹ bằng con đường quân sự. Các chiến lược gia Iran đủ thông minh để tránh các cuộc đụng độ quân sự trực tiếp với các lực lượng Mỹ nhưng sẵn sàng dựng gọng kìm đối đầu và đáp trả siêu cường số một thế giới một khi bị tổn hại.
Tương tự ở hướng ngược lại, trong nhiều thập kỷ, Iran chỉ có một đồng minh duy nhất xứng tầm một cường quốc là Nga. Giờ đây, mối quan hệ Mỹ-Iran đã xấu đi rất nhiều, Tehran sẽ phải dựa vào Nga nhiều hơn nữa.
Iran-Nga-Trung Quốc có cuộc tập trận đầu tiên ở Vịnh Ba Tư cuối năm ngoái.
Ngoài ra, "quân bài" Trung Quốc cũng sẽ được Iran vận dụng nhiều hơn, như những gì mà nước này thể hiện vào cuối năm 2019 khi tổ chức tập trận hải quân ở Vịnh Ba Tư, với Trung Quốc và Nga.
Tuy nhiên, hợp tác giữa Iran với Trung Quốc chưa đủ sâu sắc để chuyển hóa thành đường hướng đối ngoại. Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng thách thức Mỹ bằng cách phớt lờ các lệnh trừng phạt và ủng hộ Iran về kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ Nga mới có thể đáp ứng vai trò như một huyết mạch ngoại giao cho Tehran để hạn chế áp lực của phương Tây.
Tehran phụ thuộc vào Nga
Không phải mọi thứ trong quan hệ Tehran-Moscow đều màu hồng. Sự phụ thuộc ngày càng lớn vào hỗ trợ kinh tế và ngoại giao đã tạo nên đòn bẩy rất lớn cho Moscow đối với Tehran.
Điều này càng được thể hiện trong vụ ám sát tướng Soleimani. Kể từ năm 2015, khi Nga tham gia cuộc xung đột Syria, đã có nhiều lo ngại cho rằng quân đội Iran núp dưới cái bóng Nga có thể ngày càng mở rộng ảnh hưởng ở Syria, gây hại đến lợi ích của Moscow.
Cái chết của "kiến trúc sư quân sự" Iran ở Syria có thể mang lại cho Nga một cơ hội để hạn chế ảnh hưởng của Iran và làm tăng sự phụ thuộc của Damascus vào Moscow.
Ngoài ra còn một vấn đề khác là hạt nhân. Trong khi nhiều quan điểm tin rằng Nga sẽ ủng hộ tham vọng hạt nhân của Iran, giới lãnh đạo chính trị Nga lại không tin rằng họ sẽ có lợi thế về mặt địa chính trị nếu Iran sở Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hữu vũ khí hủy diệt.
Cũng giống như người Mỹ, Nga cũng cảnh giác với việc Iran nắm thứ vũ khí cao cấp đó trong tay. Hơn nữa, vì có nhiều bằng chứng về sự hợp tác chiến lược sâu sắc của Iran với các nhóm quân sự và bán quân sự trên khắp Trung Đông, người Nga cũng lo ngại việc Iran phổ biến công nghệ hạt nhân cho các nhóm theo cách không thể kiểm soát.
Với việc tướng Soleimani bị ám sát, cánh tay nối dài của Iran ở Syria bị suy yếu, cộng thêm sức ép từ phía Mỹ, tất cả đã mở ra cơ hội mới cho Nga, giúp nước này gặt hái lợi ích chiến thuật ở Syria đồng thời khiến Tehran buộc phải phụ thuộc ngày càng nhiều hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét